Chuyên viên tư vấn

Địa chỉ: 14 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1

 

Ms. Nguyễn Thu

0908 228 789

 

Mr. Tuấn Anh

0906 885 376

 

 

304146
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
99
444
1367
299579
13530
18155
304146

IP: 54.173.229.84
2024-03-28 08:07
 
 
Sức khỏe là vốn quý và dự phòng bảo hiểm sức khỏe ngày càng là mối quan tâm chung của các gia đình Việt Nam. Còn gì tuyệt hơn khi trao tặng đến người thân lời yêu thương chân thành từ món quà "Bảo Việt An Gia"
? Quyền lợi bảo hiểm chính - điều trị nội trú lên tới 454 triệu đồng/người/năm
? Hệ thống bảo lãnh đa dạng: bệnh viện công lẫn tư, gồm cả những bệnh viện lớn đầu ngành: Vinmec, Hoàn Mỹ, Việt Đức, Viện 108…
? Phí bảo hiểm chỉ như ổ bánh mì - từ 3.500 đ/ ngày
? Thủ tục bồi thường minh bạch, nhanh chóng.
 
Liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng để được hưởng những ưu đãi và tư vấn quyền lợi tốt nhất
Hotline: 0908 228 789
 
Đặc biệt, từ ngày 20/04/2022 đến 20/06/2002 Bảo Việt giảm trực tiếp đến 15% phí bảo hiểm khi tham gia Bảo Việt An Gia.

 

 

TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT

Khởi động chương trình khuyến mãi lớn SUMMER SALE 2018 từ ngày 01/6 - 29/8/2018 với nhiều sản phẩm triển khai và nhiều tặng phẩm có giá trị.
Quà tặng liền tay:
1. Lịch thi đấu WorldCup 2018
2. Mũ bảo hiểm Bảo Việt
3. Ô gấp gọn.

Quà tặng quay số bốc thăm:
1. Quạt phun sương Kangaroo;
2. Tủ lạnh Elextrolux 245LC
3. TV Samsung 43 inch
4. Điện thoại Iphone X
5. Xe máy Honda Vision;
6. Ôtô Mecerdes C200.

Tóm tắt thể lệ:
- Thời gian: Từ ngày 01/6 - 29/8/2018
- Đối tượng: Khách hàng cá nhân
Sản phẩm triển khai: Bảo hiểm sức khỏe cá nhân (Bảo Việt An Gia, Kcare, Intercare, sản phẩm hợp tác Banca); Bảo An gia đình Việt; Bảo hiểm vật chất ô tô
Kênh khai thác: Tất cả các kênh (ngoại trừ kênh online)

Garage ô tô liên kết là gì? Tại sao Garage (viết tắt là Gara) ô tô liên kết lại quan trọng trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm ô tô?

Gara liên kết là các Gara đã ký hợp đồng hợp tác với công ty Bảo hiểm về nhiều mặt, trong đó có việc liên kết giám định tổn thất xe, sửa chữa xe đã tham gia bảo hiểm và bảo lãnh chi phí sửa chữa xe ngay tại hãng. Khi khách hàng được công ty bảo hiểm bảo lãnh sửa chữa tại Gara, được hiểu rằng khách hàng sẽ không phải trả tiền sửa chữa cho Gara (rồi sau đó mới đòi bảo hiểm), mà chỉ việc đưa xe vào giám định, sửa chữa, sửa chữa xong khách hàng đánh xe về luôn. Còn việc thanh toán chi phí sửa chữa sẽ được Công ty Bảo hiểm thanh toán trực tiếp với Gara.

Khi khách hàng tham gia bảo hiểm tại một công ty bảo hiểm X, mà công ty bảo hiểm X đó chưa liên kết/bảo lãnh tại Gara ô tô mà khách hàng muốn sửa, khách hàng sẽ phải trả tiền sửa chữa xe trước cho Gara, rồi sau đó mới tập hợp chứng từ sửa chữa, hóa đơn thanh toán nộp về công ty bảo hiểm X, để được thanh toán lại. Thời gian chờ duyệt bồi thường và nhận được tiền có thể mất một tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào chất lượng phục của công ty bảo hiểm X.

Do vậy, một yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn công ty cung cấp bảo hiểm xe ô tô là phải đảm bảo rằng: Gara bạn dự định sửa chữa xe sau này phải thuộc hệ thống Gara liên kết và bảo lãnh của công ty bảo hiểm đó.

Bảo hiểm Bảo Việt tự hào là thương hiệu bảo hiểm số 1 tại Việt Nam và là đơn vị có mạng lưới Gara ô tô liên kết rộng khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam với 537 Gara. Số lượng Gara có thể sẽ tiếp tục tăng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng cả nước.

Danh sách 537 Gara ô tô đã liên kết với với Bảo Việt để bảo lãnh các chi phí sửa xe ô tô khi gặp tổn thất. Đây là những Gara mà Bảo Việt đã ký kết hợp đồng hợp tác, theo đó khách hàng có xe bị tổn thất khi sửa chữa tại những gara này sẽ được Bảo Việt bảo lãnh thanh toán chi phí sửa chữa.

 

Danh sách các Gara liên kết sửa chữa và bảo lãnh của Bảo hiểm Bảo Việt

 

 

2. Danh sách Gara ô tô liên kết tại các tỉnh phía Bắc (từ Cao Bằng đến Ninh Bình)

3. Danh sách Gara ô tô liên kết tại các tỉnh Miền Trung

4. Danh sách Gara ô tô liên kết tại các tỉnh Miền Nam

5. Danh sách Gara ô tô liên kết tại Sài Gòn các tỉnh lân cận

 

Mọi thủ tục liên quan, chỉ cần nhấc máy gọi Ms. Nguyễn Thu 0916.166.867  , chúng tôi sẽ làm tất cả những việc còn lại cho bạn.

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 (viết tắt Luật KDBH). Từ đó cho đến nay, Luật KDBH đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy vẫn còn có một số bất cập, vướng mắc từ quy định của Luật KDBH, gây khó khăn và trong nhiều trường hợp chưa bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Cụ thể:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật KDBH: “quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Thực chất, quyền lợi có thể được bảo hiểm quy định như trên chỉ là những quyền lợi vật chất thuần tuý của bên mua bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm. Trên thực tế, bảo hiểm con người không mang yếu tố bồi thường thiệt hại, mà là sự bù đắp tổn thất tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm đối với chính người này và người thân của họ, đồng thời, có thể có yếu tố tiết kiệm như trong bảo hiểm nhân thọ chẳng hạn. Chính vì vậy, những lợi ích tinh thần cần phải được đánh giá đúng mức nhằm xác định quyền lợi có thể được bảo hiểm như quan hệ hôn nhân, quan hệ ông bà với cháu, giữa giới chủ - người sử dụng lao động và người lao động v.v.. trong bảo hiểm con người.
Trong Luật KDBH, cũng đã có quy định cụ thể về việc bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho những ai. Nhà làm luật có dự liệu “mở” là bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho “người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm”, nhưng nếu căn cứ vào khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong Luật KDBH, thì những đối tượng này bị “giới hạn” rất nhiều. Điều đó dẫn đến hai hệ quả: Một là, làm hạn chế sự mở rộng hợp lý thị trường bảo hiểm con người; Hai là, có thể doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật, tức là đã vi phạm pháp luật. Do vậy, cần phân tách rõ giữa quyền lợi có thể được bảo hiểm của bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm con người.
Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản đối với đối tượng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm con người, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng và các quyền lợi khác đối với người được bảo hiểm, nếu được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thứ hai, Theo Điều 12 Luật KDBH: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Hợp đồng bảo hiểm chịu sự điều chỉnh của Luật KDBH được phân thành ba loại là: Hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Sự khác biệt căn bản nhất giữa các hợp đồng bảo hiểm này là đối tượng được bảo hiểm và quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của con người. Trong khi đó, đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Còn đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm thực chất là mối liên hệ giữa bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm được xác lập dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống, quan hệ tài sản, quan hệ lao động, quan hệ tài chính theo đó, sự rủi ro của đối tượng được bảo hiểm sẽ gây thiệt hại về tài chính hoặc tổn thất tinh thần cho bên mua bảo hiểm. Chính sự khác biệt về đối tượng bảo hiểm mà quyền lợi có thể được bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nói trên cũng khác nhau. Theo Luật KDBH, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm bao gồm: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền tài sản. Còn trong hợp đồng bảo hiểm con người, quyền lợi có thể được bảo hiểm được quy định hạn chế hơn bao gồm 02 yếu tố: quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người được bảo hiểm.
Chuyển nhượng hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng là một trong những nội dung không thể thiếu được pháp luật điều chỉnh. Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý (kế thừa quyền và nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng. Về mặt lý luận, việc thay đổi bên mua bảo hiểm luôn phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa là, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cũng phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện của bên mua bảo hiểm như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Luật KDBH chưa quy định hợp lý về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người. Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho người khác để tiếp tục duy trì hợp đồng, hoặc để có một khoản tiền nhất định, hoặc không muốn hợp đồng chấm dứt vì điều đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thụ hưởng. Vấn đề này được Luật KDBH quy định tại Điều 26[1], nhưng thực tế điều khoản này chỉ đủ với hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, khi mà bên mua bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm (vào thời điểm mua bảo hiểm). Đối với hợp đồng bảo hiểm con người, bên chuyển nhượng (bên mua bảo hiểm) có thể không phải là người được bảo hiểm. Do vậy, quá trình chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người có nhiều vấn đề nảy sinh.
Rõ ràng, quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 Luật KDBH còn quá chung chung và mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, mà chưa đề cập đến các vấn đề như: điều kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng; hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Mặt khác, hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lại có sự khác biệt rất lớn về đối tượng bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm... Do vậy, theo người viết cần  sửa đổi nội dung này của Luật KDBH theo hướng quy định việc chuyển nhượng riêng cho từng loại hợp đồng bảo hiểm.
Để làm rõ hơn đề xuất này, tác giả đi sâu phân tích việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, để chứng minh sự bất cập của Điều 26 Luật KDBH hiện hành. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng phức tạp có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau và bên chuyển nhượng (Bên mua bảo hiểm hay Người tham gia bảo hiểm) có thể không đồng thời là Người được bảo hiểm, do vậy, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều vấn đề đặc thù nảy sinh cần được pháp luật quy định riêng và cụ thể hơn. Chẳng hạn, như: Điều kiện đối với người nhận chuyển nhượng như thế nào? Người nhận chuyển nhượng có cần phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với Người được bảo hiểm hay không? Việc chuyển nhượng có cần sự đồng ý của Người được bảo hiểm hay không? Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm? Bên mua bảo hiểm còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng? Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng cho người khác, thì doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã kê khai không trung thực Giấy yêu cầu bảo hiểm, mà theo Điều 19 Luật KDBH quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, như sau:
“1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”
Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời thu phí đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ. Lúc này quyền lợi chính đáng của người nhận chuyển nhượng (Người tham gia bảo hiểm mới) với tư cách là người “ngay tình” có được bảo vệ theo quy định tại Điều 133[2] BLDS năm 2015 không? và phải giải quyết vấn đề này như thế nào?. Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 22 của Luật KDBH lại quy định: “Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”. Mà theo quy định tại Điều 127[3] và Điều 407[4] của BLDS năm 2015, nếu hợp đồng vô hiệu thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường;… Rõ ràng, cùng một vấn đề đã có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật KDBH
Về mặt lý luận, nếu có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó phải vô hiệu vì đã không tuân thủ nguyên tắc trung thực khi giao kết. BLDS năm 2015 quy định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời hạn hai năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng (khoản 1 Điều 132). Vì vậy, việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm không thể dẫn đến hành vi đình chỉ thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, đề nghị sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật KDBH, theo hướng: Loại bỏ khoản 3 Điều 19 và sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 19, bằng việc bỏ cụm từ "nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm". Khi đó, khoản 2 Điều 19 chỉ áp dụng cho trường hợp bên mua bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khi thực hiện hợp đồng, còn nếu các bên cung cấp thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng, sẽ áp dụng quy định tại Điều 22 Luật KDBH.
Rõ ràng, đây là những nội dung quan trọng nhưng Luật KDBH chưa đề cập tới, do vậy, khi có tranh chấp phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.
Thực tế cho thấy, trong điều khoản bảo hiểm nhân thọ của các sản phẩm bảo hiểm đang triển khai trên thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều đưa ra cam kết là “doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm về tính hiệu lực, hợp pháp, sư đầy đủ của việc chuyển nhượng hợp đồng giữa bên mua bảo hiểm và người được chuyển nhượng”. Giả sử, việc chuyển nhượng hợp đồng là không hợp pháp, trong khi doanh nghiệp bảo hiểm lại đồng ý chuyển nhượng và sự kiện bảo hiểm xảy ra sau khi hợp đồng đã được chuyển nhượng, vậy quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng này (bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, người nhận chuyển nhượng, người thụ hưởng) sẽ được xác định như thế nào? Vấn đề này vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng từ phía các cơ quan chức năng.
Thực tiễn cho thấy, không chỉ có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tài sản; hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng gặp phải vướng mắc tương tự vì sự thiếu vắng quy định của pháp luật. Thiết nghĩ, nếu không có quy định cụ thể, sẽ rất khó khăn khi xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chấp thuận việc chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm. Trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm đều thoả thuận với bên mua bảo hiểm về việc không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của thoả thuận chuyển nhượng, từ đó, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng để tiếp tục thu phí, đến khi sự kiện bảo hiểm xảy ra lại từ chối trả tiền bảo hiểm mà chỉ hoàn lại phí bảo hiểm vì hợp đồng không còn hiệu lực.
Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, mặc dù theo nguyên tắc thoả thuận, phải có sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng để đảm bảo quy định của pháp luật về bên mua bảo hiểm, cần sửa đổi, bổ sung Điều 26 Luật KDBH, theo hướng quy định cụ thể người nhận chuyển nhượng phải thoả mãn điều kiện là bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, vì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người không làm thay đổi người được bảo hiểm, nên việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của chủ thể này. Nếu người được bảo hiểm không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khác là điều kiện để chuyển nhượng hợp đồng.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng, đặc thù và khá phức tạp, đòi hòi cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, như đã phân tích, theo quan điểm của người viết, nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Tác giả,  xin đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 26 Luật KDBH, như sau:
“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác gọi là người nhận chuyển nhượng hợp đồng. Người nhận chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm. Riêng đối với trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, thì việc chuyển nhượng hợp đồng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng được coi là có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng thì mọi quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm chấm dứt; đồng thời quyền, nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu phát sinh và được đảm bảo đầy đủ.
4. Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và có bằng chứng chứng minh tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin mà nếu biết được thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm, trì hoãn chấp nhận bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm với các điều kiện kèm theo, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng, không phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với rủi ro của đối tượng bảo hiểm và có quyền thu phí đến thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng, đồng thời hoàn trả cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng số phí bảo hiểm mà họ đã đóng (trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng biết được hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin sai sự thật đó của bên mua bảo hiểm)”.
Thứ ba, khoản 2 Điều 20 Luật KDBH quy định: “Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”.
Theo quan điểm của tác giả, quy định như vậy sẽ gây thiệt thòi cho bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Thiết nghĩ, trong trường hợp có những yếu tố làm tăng mức độ rủi ro, cần thiết phải phân biệt là do nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan. Nếu mức độ rủi ro tăng lên do yếu tố chủ quan, ví dụ người được bảo hiểm tham gia những công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm hoặc có nếp sinh hoạt ngày càng không điều độ, có ý thức trong việc gây giảm sút sức khoẻ chính mình v.v.. thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm. Ngược lại, nếu rủi ro tăng lên do nguyên nhân khách quan như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu v.v.. Doanh nghiệp bảo hiểm không thể đương nhiên lấy đó làm căn cứ tăng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận với bên mua bảo hiểm.
Trong quan hệ bảo hiểm, tính không xác định chính là một trong những yếu tố của rủi ro, là động cơ để bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm không thể vì quyền lợi của riêng mình mà tự ý tăng phí bảo hiểm hoặc đình chỉ hợp đồng khi nguyên nhân làm tăng yếu tố rủi ro là khách quan. Do vậy, khoản 2 Điều 20 Luật KDBH nên quy định theo hướng: Khi có sự thay đổi làm cơ sở để tính phí bảo hiểm mà nguyên nhân từ phía bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, thì bên bán bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp này, nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm. Cụ thể, sau khi được sửa đổi, bổ sung, khoản 2 Điều 20 Luật KDBH được viết lại như sau: “Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm mà nguyên nhân từ phía bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp này, nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.”
Thứ tư, theo quy định tại Điều 30 Luật KDBH: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.”
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Một trong những điểm mới của BLTTDS năm 2015 chính là quy định về thời hiệu khởi kiện. Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định:
        “ 1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
         2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
         Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”
         BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi bổ sung theo hướng dẫn chiếu tới các qui định tương ứng của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015. BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện ở một số điều luật cụ thể như:
Điều 429 quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm”
Dù rằng thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 30 Luật KDBH và Điều 429 BLDS năm 2015 đều là 03 năm, nhưng cách tính bắt đầu thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ nghĩa, từ đó, cũng khác nhau về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu. Cụ thể, nếu như theo quy định tại Điều 30 Luật KDBH, thì bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp , nghĩa là, sau sự kiện pháp lý xảy ra, có thiệt hại về quyền lợi nhưng họ chưa thực hiện quyền khởi kiện ngay, mãi đến thời gian sau có thể 2 tháng, 10 tháng hoặc 01 năm hay 02 năm sau, họ mới chính thức yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm của mình, quá trình đó, hai bên không thống nhất được kết quả giải quyết, thì thời điểm phát sinh tranh chấp tính từ khi hai bên không đạt được thỏa thuận. Trong khi đó, quy định bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015, kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm . Chẳng hạn, ngày 27/5/2016, chị Trần Mỹ L. làm hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ tại Chi nhánh tỉnh B. của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AA cho anh Phan Huỳnh A. với tổng số tiền hơn 08 triệu đồng, đóng làm hai đợt. Khi mua bảo hiểm, chị L. và  anh A. chưa phải là vợ chồng hợp pháp, nhưng 10 ngày sau họ đã đăng ký kết hôn tại UBND xã Bình Ngãi Tây, huyện H., tỉnh B. (nơi chị L. đăng ký hộ khẩu thường trú). Ngày 09/7/2016, anh A. đột ngột qua đời tại Bệnh viện đa khoa huyện H. do bị nhồi máu cơ tim cấp. Sau cái chết của chồng, ngày 25/7/2016 chị L. liên hệ với Chi nhánh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AA, tại tỉnh B. để yêu cầu thực hiện chi trả khoản tiền mà chị yêu cầu. Chờ đợi quá lâu, nhưng phía Công ty Bảo hiểm nhân thọ AA, vẫn chưa đưa ra kết quả giải quyết cụ thể, ngày 10/01/2017 chị L. tiếp tục liên hệ Công ty thì được trả lời,  “đang tiếp tục thu thập chứng cứ”, do đó, ngày 14/02/2017 chị L. làm đơn khởi kiện Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AA ra Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Đến đây, căn cứ để tính thời hiệu khởi kiện của chị L. yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ sự kiện pháp lý trên, cụ thể:
+Nếu theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015, bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết là ngày 10/01/2017 (ngày chị L. nhận kết quả phản hồi từ phía Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AA, hay nói cách khác, ngày chị L. biết được quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm.)
+ Nếu theo quy định tại Điều 30 Luật KDBH, ngày bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là ngày 14/02/2017 (ngày chị L. không đồng ý với kết quả giải quyết cuối cùng của phía Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AA, nên từ đó phát sinh tranh chấp, chị L. đã nộp đơn khởi kiện)
Từ ví dụ minh họa trên, cho thấy, rõ ràng cách bắt đầu tính thời hiệu khởi hiện tranh chấp hợp đồng dân sự giữa quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015 với Điều 30 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) là khác nhau. Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật về nội dung vừa đề cập, người viết đề nghị cần sửa đổi quy định tại Điều 30 Luật KDBH theo hướng, thay cụm từ “kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp” bằng cụm từ “kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm”
 
ThS.LS Lê Văn Sua
 
[1] Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
 
[2] Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
 
[3] Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
 
[4] Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Bản đồ